Hướng dẫn sử dụng và khắc phục khi phun sơn bột tĩnh điện P1
Các sự cố sơn có thể xuất hiện trong suốt quá trình thi công sơn, tại thời điểm đóng cứng hoặc sau khi áp dụng. 95% toàn bộ các sự cố của sơn là do chuẩn bị bề mặt không đạt mà đã tiến hành sơn.
Dưới đây bạn sẽ tìm được một số lỗi về sơn điển hình và nguyên nhân tại sao nó sẩy ra. Xin hãy chú ý là có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố cho nên trong một số trường hợp đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm để tìm một cách chính xác nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp trong từng trường hợp.
1. NGUYÊN NHÂN
SƠN BỊ PHỒNG RỘP
Đây là một lỗi phổ biến nhất liên quan đến sự bám dính của sơn. Có lúc xuất hiện ở trạng thái khô có lúc ở trạng thái lỏng. Sơn có thể phồng giộp cả mảng lớn lẫn mảng nhỏ, thường xuất hiện dạng hình bán cầu. Kích thước tùy thuộc vào độ bám dính của sơn đối với bề mặt, hoặc giữa các lớp sơn và áp suất của khí hoặc chất lỏng bên trong điểm phồng giộp.
Sự phồng giộp của sơn có thể bị gây ra bởi một số điều kiện sau đây:
- Bề mặt bị nhiễm bẩn do các loại muối hòa tan hoặc bị làm bẩn giữa bề mặt và sơn. Hơi ẩm bay hơi thẩm thấu qua màng sơn có thể hòa tan các muối tạo thành dung dịch muối nồng độ cao. Ap suất trong dung dịch nồng độ cao có thể gây lột sơn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng thẩm thấu.
- Chất bẩn trên bề mặt ( dầu, sáp, bụi bẩn…) không cho phép màng sơn bám dính đúng như bản chất của nó. Hơi ẩm có xu hướng tăng nồng độ ở những vùng sơn có độ bám dính yếu. Trường hợp này gọi là hiện tượng sơn bị lột khô
- Sự bay hơi không tương xứng của dung môi khỏi sơn. Các bẫy dung môi có thể làm tăng sự hấp thụ nước và hơi ẩm bốc hơi làm cho sơn bị lột. Các dung môi thơm thường bị giữ lại. Nếu quá trình lột sơn trên diện rộng: thổi gió lại và rửa sạch trước khi sơn. Đối diện tích nhỏ: thổi gió và dùng máy chà trước khi sơn mới
SƠN CHẢY
Sơn chảy khi:
- Sơn quá dày do sung phun sơn tĩnh điện phun không đều
- Đổ quá nhiều dung môi vào sơn
- Cầm súng phun quá gần bề mặt sơn
Nếu màng sơn ướt quá dày, quá trình chảy sơn xảy ra, tạo thành vùng quá nhiều sơn trên bề mặt nằm ngang hoặc trong góc. Sau khi đóng cứng, sơn có thể bị gãy trên toàn bộ bề mặt mà có sơn quá dày và không có khả năng bảo vệ thép
SƠN TẠO HỐ VÀ LỖ CHÂN LÔNG
Sử dụng công nghệ phun sai, như áp suất khí quá cao, màng sơn quá mỏng, gió quá mạnh (sự thông gió quá tốt) khoảng cách sơn quá xa có thể gây ra hiện tượng tạo hố.
Điều chú ý, kiểm tra thiết bị phun sơn để đảm bảo rằng áp suất khí và kích thước của pép phun là đúng. Hiện tượng tạo hố có thể là do quá trình sơn phủ. Ở màng sơn quá dày không khí bị giữ lại trong sơn. khi không khí thoát ra tạo hiện tượng hố.
Khi đã bị hố thì tiến hành sơn lại bằng loại sơn phù hợp để lấp các khuyết tật và tạo độ dày phù hợp. Nếu sơn vẫn không phù hợp thì mài đi và sơn lại bình thường
SƠN BỊ BONG LÊN
Là hiện tượng lớp sơn bên dưới bị bong lên. Điều này gây ra bởi dung môi mạnh của lớp sơn bên trên khi vừa mới áp dụng. Kết quả dẫn đến hiện tượng nhăn trên bề mặt. Ví dụ lớp phủ chứa xylen, lớp lót là alkyd chứa xăng. Xylen ở lớp trên sẽ hòa tan lớp dưới. Khắp phục bằng cách làm sạch lại bề mặt và sơn lớp sơn phù hợp
SƠN BỊ BÓC THÀNH TỪNG MẢNG
Bị mất độ bám dính giữa sơn và bề mặt hoặc mất độ bám dính giữa các lớp sơn
Nguyên nhân :
- Làm sạch bề mặt không đạt
- Lớp lót và lớp giữa không tương hợp
- Bề mặt hoặc lớp sơn bên dưới bị nhiễm bẩn
- Quá thời gian đóng cứng của sơn
HIỆN TƯỢNG VỎ CAM
Nguyên nhân :
- Do súng phun sơn tĩnh điện phun ở áp suất quá thấp
- Phun quá gần bề mặt
- Dung môi bay hơi nhanh
QUÁ TRÌNH ĂN MÒN
Quá trình ăn mòn là phản ứng giữa kim loại và môi trường sung quanh. Một môi trường ăn mòn tùy thuộc vào thành phần của nó và nhiệt độ. Có thể giảm quá trình ăn mòn bằng cách các cặp pin ăn mòn phải được phá hủy.
Sự ăn mòn có thể giảm hoặc được ngăn chặn bởi:
- Sử dụng hệ sơn phù hợp để sơn
- Lắp thêm hệ thống bảo vệ catốt (gắn thêm thanh chì, khi đó chì bị ăn mòn còn thép được bảo vệ)
- Kết hợp cả hai phương pháp trên
2. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
LÀM SẠCH BẰNG MÁY MÀI
Sử dụng các loại máy làm sạch như máy mài bàn chà sắt nhưng không tạo được bề mặt sạch và nhám bằng bắn cát. Độ bám dính giữa sơn và bề mặt từ đó bị giảm xuống.
BẮN CÁT
Tạo cho sơn bám trên bề mặt cao nhất, bề mặt nhám được tạo ra. Bắn cát là phương pháp chuẩn bị bề mặt tốt nhất. Nó loại bỏ sơn cũ, gỉ sắt, vảy tạo ra bề mặt sạch và nhám. Có thể là bắn cát khô hoặc cát có nước. Bắn cát khô cho bề mặt sạch, khô và cho độ nhám đạt yêu cầu nhưng tạo ra bụi gây ô nhiễm môi trường. Bắn cát ướt cũng cho bề mặt sạch, độ nhám đạt bề mặt không có bụi nhưng tạo hiện tượng gỉ chớp.
PHUN NƯỚC ÁP SUẤT CAO
Phương pháp này đang ngày càng phát triển. Nó loại bỏ chất bẩn, sản phẩm của quá trình ăn mòn, sơn cũ bằng nước dưới áp suất cực cao (có thể tới 2500 bar).
Phương pháp này có hai ưu điểm: không tạo ra bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường như phương pháp làm sạch truyền thống và các loại muối được nước hòa tan và loại khỏi bề mặt. Điều quan trọng là phương pháp này sử dụng nước sạch nên bề măt không bị làm bẩn do nước. Phương pháp này cho ta bề mặt sạch, nhưng không tạo được độ nhám cao cho bề mặt thép.
Một nhược điểm của quá trình làm sạch bằng nước là tạo ra gỉ chớp do hởi ẩm trên bề mặt. Quá trình gỉ chớp này tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ của thép và khí quyển, và độ sạch của bề mặt.